top of page

Bạn có đang bị đổ rác cảm xúc (Emotional dumping) không? Làm sao để chia sẻ cảm xúc lành mạnh

Đã cập nhật: 3 thg 5, 2021


Có một số người cảm thấy bị làm phiền và khó chịu bởi việc “đổ rác” từ người khác. Hoặc cũng có người biết mình hay kể lể và khiến mọi người dần né tránh nhưng chưa ý thức được vấn đề mình đang gặp là gì.


My thấy hầu hết mọi người không biết cách tự tiêu hóa cảm xúc tiêu cực để đưa bản thân về trạng thái bình thường. Mà mọi người lại có nhu cầu được lắng nghe, vậy nên họ “đi xả cảm xúc” lên người khác để cảm thấy thoải mái là việc khá phổ biến. Việc đổ rác cảm xúc (Emotional dumping) khá phổ biến bởi vì hầu hết chúng ta sống trong trạng thái vô thức tự động (autopilot). Đôi khi những điều "vô tình" ấy lại có thể làm cho mối quan hệ trở nên tiêu cực hơn.


Bạn cũng có thể từng gặp tình trạng bị xả lũ cảm xúc này. Rất nhiều các mối quan hệ của chúng ta đều xoay quanh việc gặp nhau để trút bỏ cảm xúc lẫn nhau. Trút bỏ phiền muộn không có gì sai cả. Tuy nhiên, xả rác cảm xúc mà không để ý đến tình hình và năng lượng của người nghe khiến đối phương có cảm giác “bị dội” khi cứ phải ngồi nghe mà chưa sẳn sàng. Một số người có tuổi thơ luôn xoay quanh việc đổ rác cảm xúc và nó có vẻ rất quen thuộc, gần gũi. Điều này có nghĩa bạn phải nghe cha hay mẹ than thở cuộc sống… Tuy nhiên cũng thật đau đớn vì cảm xúc của chính mình lúc đó lại không được coi trọng.


Đổ rác cảm xúc là lý do tại sao nhiều người không biết cách tôn trọng trạng thái cảm xúc của người khác khi xả lũ— hoặc không ý thức được rằng chúng ta tác động đến người khác.


Khi trở nên thức tỉnh hơn, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy được khuôn mẫu này trong chính bản thân mình đồng thời thiết lập được ranh giới với những người xung quanh.


Tìm người để xả lũ cảm xúc có thể rất dễ gây nghiện cho một số người bởi nó có thể (tạm thời) khiến bạn chóng quên đi vấn đề của mình và nghĩ rằng đây chính là sự kết nối. Tuy nhiên, kết nối cảm xúc thực sự là khi chúng ta có thể mở lòng chia sẻ cảm xúc, phản hồi chân thực và cùng tìm giải pháp cũng như bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh.


Tôi đã cũng đã từng bị làm phiền bởi những người có xu hướng đổ rác cảm xúc không cân nhắc đến mình. Và Tôi cũng từng bắt gặp bản thân đi đổ rác cảm xúc với những người thân thiết mà quên đi họ có sẳn sàng lắng nghe. Làm sao để chúng ta cảm thấy được hiểu, lắng nghe mà vẫn đảm bảo tuân thủ giao tiếp với người khác hiệu quả để cả hai đều cảm thấy thoải mái.


Sau đây là một số cách nói theo gợi ý của cô Dr. Nicole Lepera về đổ rác cảm xúc:


1. Khi muốn đề nghị chia sẻ một cách lành mạnh và có tôn trọng cảm xúc của người khác hãy thử nói:


+ “Tôi muốn chia sẻ những gì đang xảy ra với tôi, bạn có đang sẵn sàng để lắng nghe không?

+ "Tôi biết bạn có rất nhiều việc phải làm, và tôi muốn trao đổi thông tin một chút, bạn có cảm thấy tiện không?"

+ "Tôi thực sự đang vật lộn với cuộc chia tay này, liệu có ổn không nếu tôi trút bầu tâm sự về những chuyện đã xảy ra?"

+ "Công việc đang áp lực quá và nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi, tôi có thể trò chuyện với bạn trong khoảng 20 phút được không? "


2. Khi muốn thiết lập ranh giới để bảo vệ mình hãy thử nói:

+ “Tôi hiểu lúc này bạn đang bị tổn thương và tôi rất muốn nghe bạn tâm sự. Nhưng hiện tại tôi không tiện để lắng nghe"

+ "Bây giờ không phải là thời điểm phù hợp với tôi"

+ "Tôi nhận thấy tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Bạn có muốn tìm giải pháp nào đó khác phù hợp hơn mà tôi có thể giúp bạn không? "

+ "Tôi thực sự rất cảm ơn nếu bạn hỏi tôi có sẵn sàng lắng nghe không trước khi đi sâu vào những gì đã xảy ra với bạn"

+ "Tôi thực sự cũng đang phải trải qua rất nhiều rắc rối và tôi không thể nghe

ngay bây giờ"


Người đi đổ rác cảm xúc mà chưa ý thức được rằng mình đang như vậy và cũng không biết cách chia sẻ lành mạnh, không làm phiền người khác.


Bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh (healthy venting) như thế nào

+ Có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định và lặp đi lặp lại theo chu kỳ

+ Tìm kiếm giải pháp. tôn trọng trách nhiệm cá nhân và sự chính trực

+ Cho phép các phản hồi chân thật

+ Trọng danh dự và có ý thức về cảm xúc cá nhân của người khác

+ Không diễn ra nếu đối phương không sẵn sàng

Làm thế nào để tôn trọng trạng thái cảm xúc của ai đó


Thử nói rằng:

+ “Tôi muốn chia sẻ những gì đang xảy ra với tôi, bạn có đang sẵn sàng để lắng nghe không?

+ "Tôi biết bạn có rất nhiều việc phải làm, và tôi muốn trao đổi thông tin một chút, bạn có cảm thấy tiện không?"

+ "Tôi thực sự đang vật lộn với cuộc chia tay này, liệu có ổn không nếu tôi trút bầu tâm sự về những chuyện đã xảy ra?"

+ "Công việc đang áp lực quá quá và nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi, tôi có thể trò chuyện với bạn trong khoảng 20 phút được không? ".


Cách thiết lập ranh giới xung quanh việc bị đổ rác cảm xúc.

Hãy thử nói thế này:

+ “Tôi hiểu lúc này bạn đang bị tổn thương và tôi rất muốn nghe bạn tâm sự. Nhưng hiện tại tôi không tiện để lắng nghe"

+ "Bây giờ không phải là thời điểm phù hợp với tôi"

+ "Tôi nhận thấy tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Bạn có muốn tìm giải pháp nào đó khác phù hợp hơn mà tôi có thể giúp bạn không? "

+ "Tôi thực sự sẽ đánh giá cao nếu bạn hỏi tôi hiện tại tôi đang sẵn sàng không trước khi đi sâu vào những gì đã xảy ra với cho bạn "

+ "Tôi thực sự cũng đang phải trải qua rất nhiều rắc rối và tôi không thể nghe

ngay bây giờ "


Hành trình chữa lành và thiết lập ranh giới cá nhân là cách đã giúp mình vượt qua và thẳng thắn từ chối những người có xu hướng trút bỏ cảm xúc mà không quan tâm đến tâm trạng cũng như thời điểm có thích hợp với đối phương hay không.


Chia sẻ cảm xúc là cần thiết, giúp mọi người kết nối với nhau hơn trong mối quan hệ. Tuy nhiên, bạn cần học cách trút bỏ cảm xúc một cách lành mạnh. Có như vậy bạn vừa cảm thấy được lắng nghe, và vừa tôn trọng người nghe.

My Nguyen

Chuyên gia tâm lý

Tham gia nhóm: https://bit.ly/2BRWa8A

Minh họa: Celile Dormean

Comments


Hi!

Tôi là My Nguyễn

TÁC GIẢ SÁCH, COACH, HEALING EXPERT, FOUNDER LIVE BEAUTIFUL LIFE ACADEMY

Tác giả sách và nhà tư vấn tâm lý và chữa lành chuyên nghiệp người Việt - hiện đang sống và làm việc tại Úc.

Tốt nghiệp bằng tâm lý học tại đại học Monash của Úc năm 2020.
Theo đuổi chứng nhận tư vấn chuyên nghiệp tại The Coaching Institute, trường đào tạo về coaching lớn nhất của Úc.

 

Tôi bắt đầu tư vấn coaching từ năm 2018. Hơn 3 năm tư vấn cho nhiều con người để tự tin, chữa lành quá khứ, làm chủ cảm xúc, hạnh phúc thành công.


Hiện tại, My Nguyễn cũng đang hợp tác với nhà xuất bản Nhã Nam để xuất bản tác phẩm “Sống Tự Chủ Tinh Thần” tập trung vào hiểu về bản thân và phương pháp tự chữa lành. Sách dự định sẽ xuất bản vào cuối năm 2021.

Cộng tác với kênh chuyên gia của MXH Lotus, tổ chức Workshop & Talkshow chuyên đề online hàng tháng.

DSCF2208.jpg
bottom of page