top of page

8 câu nói thường gặp trong hành vi (Gaslighting) – 8 thủ thuật thao túng tinh thần nạn nhân



Gaslighting hay gas-lighting là một từ được sử dụng rất nhiều trên các phương tiện truyền thông ngày nay, nhưng thực sự Gaslighting có nghĩa là gì? Thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch sân khấu được ra mắt lần đầu năm 1939 của Patrick Hamilton, "Gaslight" kể về câu chuyện một người chồng thao túng vợ về mặt tâm lý. Gaslighting là cách dùng những thông tin sai trái, thiếu chính xác để thao túng người khác nhằm có được sức mạnh và sự kiểm soát.


Trong câu chuyện, người chồng cố gắng thuyết phục những người xung quanh và vợ mình rằng cô ấy bị điên bằng cách thao túng những yếu tố nhỏ trong ngôi nhà của họ và khăng khăng rằng cô ấy đã nhầm lẫn, nhớ những điều không chính xác khi cô ấy chỉ ra những thay đổi mà anh ấy thực hiện. Ví dụ như anh chồng đã cố ý thay đổi đồ đạc trong nhà rồi phủ nhận điều đó.


Tiêu đề của vở kịch Gaslighting hay gas-lighting – lạm dụng nhận thức nạn nhân ám chỉ cách người chồng bạo hành bằng cách từ từ tắt chiếc đèn chạy bằng xăng trong nhà của họ trong khi giả vờ như không có gì xảy ra. Anh ta làm vậy trong nỗ lực khiến người vợ nghi ngờ nhận thức của chính mình.

Gaslighting là một hình thức lạm dụng tinh thần, tình cảm khi ai đó dẫn dắt và khiến bạn đặt câu câu hỏi về thực tế, trí nhớ hoặc nhận thức của chính mình. Hầu hết mọi người có nhu cầu được thấu hiểu, tôn trọng và yêu thương trong mối quan hệ. Nếu mối quan hệ có gaslighting tìm ẩn ngầm, sẽ làm cho đối phương (nạn nhân) có lòng tự trọng thấp và có nguy cơ bị trầm cảm.


Sau đây là 10 ví dụ về lạm dụng nhận thức nạn nhân:


1. Anh/em sai rồi, anh/em chẳng bao giờ làm gì nên trò cả!

Điều này đôi khi được sử dụng như một cách để dừng cuộc trò chuyện hoặc đối thoại trong bất cứ tình huống căng thẳng nào. Tuy nhiên nếu đó là Gaslighting thì loại ngôn ngữ này thường được gọi là đổ lỗi cho nạn nhân. Trong đó người thao túng sẽ đưa ra những tuyên bố khiến bạn cảm thấy mình là người có vấn đề, ngay cả khi bạn đã trở thành nạn nhân của một điều gì đó chẳng hạn như bắt nạt, lạm dụng và tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.

2. "Tôi xin lỗi bạn được chưa? Sao cứ nói hoài".

Khi ai đó làm tổn thương bạn và họ nói điều gì đó tương tự như thế này, thì đó không phải là một lời xin lỗi chân thành. Đây là cách khiến bạn cảm thấy mình là người có vấn đề. Họ nói rằng họ xin lỗi vì bạn cảm thấy như cách bạn làm hơn là xin lỗi về những gì họ đã làm hoặc cách họ đã thao túng bạn.

3. Chưa bao giờ làm như vậy. Tôi nghĩ bạn đã bịa ra điều đó..

Đây là cụm từ phổ biến mà một người Gaslighting sử dụng với mục đích “giả quên” để cố ý khiến bạn phải đặt câu hỏi về trải nghiệm, hành vi và suy nghĩ của chính mình và khiến bạn không còn tập trung vào kẻ thao túng nữa.

4. "Vì bạn nên tôi mới làm những việc này chứ tôi đâu có muốn."

Đây là một phản ứng phổ biến khi một người Gaslighting – thao túng nhận thức nạn nhân bị hỏi về hành vi của họ. Họ sử dụng điều này như một lý do để biện minh cho hành vi tiêu cực của mình trong khi thực tế, họ phải tự chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi cho bạn.

5. Rõ ràng là mày đang tưởng tượng ra thôi chứ làm gì có chuyện như thế!

Những người Gaslighting – lạm dụng nhận thức nạn nhân sẽ không nhận lỗi trong bất cứ tình huống hoặc hành vi nào của họ. Thay vào đó, họ sẽ trực tiếp đổ lỗi cho người khác. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi bạn có thể cảm thấy như đây đúng là lỗi của mình ngay cả khi sự thật không phải vậy. Bạn thậm chí có thể xin lỗi về những việc không phải lỗi của mình để làm hòa.

6. Anh/em nhạy cảm quá đấy!

Điều này ngụ ý rằng các hành vi và cư xử của bạn là không phù hợp. Và điều này có thể khiến bạn nghi ngờ, đặt câu hỏi về cảm xúc cũng như chính con người mình.

7. Chuyện chẳng có gì mà sao mày cứ làm quá lên vậy!

Những người Gaslighting – lạm dụng nhận thức nạn nhân có xu hướng giảm thiểu tác động của việc gì đó lên bạn. Mỗi khi bạn nói về những thứ đang làm phiền mình và chia sẻ bản thân một cách cởi mở họ có thể làm cho bạn cảm thấy như mình đang làm quá mọi chuyện lên.

8. "Tại sao bạn luôn phòng thủ như vậy? Bạn đang làm tôi hang mang đấy."

Đây là một cụm từ phổ biến được sử dụng khi bạn thách thức một người Gaslighting – lạm dụng nhận thức nạn nhân. Họ có xu hướng bóp méo sự thật và làm như thể bạn là người sai bằng cách buộc tội bạn đang phòng thủ và bạn đang tấn công họ. Sau đó, họ trở thành nạn nhân.


Có bất kỳ cụm từ nào trong số này nghe quen thuộc với bạn không?


Đây chỉ là một số điều mà người lạm dụng nhận thức nạn nhân sẽ nói với bạn. Bạn có thể đã nghe những điều này trước đây hoặc thậm chí tự mình nói ra, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn đã bị thao túng hoặc bạn là một người đi thao túng.

Một lưu ý rằng không phải bất kỳ ai nói những cụm từ này đều tự động trở thành kẻ xấu (gaslighting). Việc thao túng nhận thức nạn nhân là có chủ đích và người lạm dụng biết chính xác những gì họ đang nói và những gì họ đang làm.


Tôi khuyến khích bạn tìm kiếm sự trợ giúp hoặc hướng dẫn nếu bạn nghi ngờ rằng cuộc sống của mình đang bị ảnh hưởng bởi điều gì đó liên quan đến thao túng hoặc bị thao túng cảm giác, nhận thức, giá trị bản thân…


Mình biết nếu lần đầu nghe về những điều trên có thể rất nhiều người nghĩ chuyện này chắc chắn không xảy ra với mình. Bạn cũng có thể tự hỏi tại sao nạn nhân lại không thể đủ phản biện, lập trường vững vàng để chống lại hoặc thoát khỏi kẻ thao túng. Thực tế là những người Gaslighting ý thức được việc mình làm cũng như tác động của chúng lên nạn nhân và họ có nhiều cách để bóp méo sự thật từ những việc nhỏ nhất. Đừng vội hoang mang vì điều chúng ta nên làm là hiểu biết về tình trạng này để nhận biết và tránh khỏi những kẻ thao túng. Đây cũng là một trong các biểu hiện của việc chúng ta bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác và không tự tin vào chính mình. Gốc rễ vấn đề để bạn “miễn dịch” với các rắc rối này là nhận thức được giá trị của việc tin tưởng, yêu bản thân và xây dựng ranh giới cá nhân.


Viết có tham khảo: https://youtu.be/y3t-Jvrr2OY

Comments


Hi!

Tôi là My Nguyễn

TÁC GIẢ SÁCH, COACH, HEALING EXPERT, FOUNDER LIVE BEAUTIFUL LIFE ACADEMY

Tác giả sách và nhà tư vấn tâm lý và chữa lành chuyên nghiệp người Việt - hiện đang sống và làm việc tại Úc.

Tốt nghiệp bằng tâm lý học tại đại học Monash của Úc năm 2020.
Theo đuổi chứng nhận tư vấn chuyên nghiệp tại The Coaching Institute, trường đào tạo về coaching lớn nhất của Úc.

 

Tôi bắt đầu tư vấn coaching từ năm 2018. Hơn 3 năm tư vấn cho nhiều con người để tự tin, chữa lành quá khứ, làm chủ cảm xúc, hạnh phúc thành công.


Hiện tại, My Nguyễn cũng đang hợp tác với nhà xuất bản Nhã Nam để xuất bản tác phẩm “Sống Tự Chủ Tinh Thần” tập trung vào hiểu về bản thân và phương pháp tự chữa lành. Sách dự định sẽ xuất bản vào cuối năm 2021.

Cộng tác với kênh chuyên gia của MXH Lotus, tổ chức Workshop & Talkshow chuyên đề online hàng tháng.

DSCF2208.jpg
bottom of page